Thanh toán
Thanh toán an toàn
1. Chi phí dành cho cơ sở vật chất
Chi phí dành cho cơ sở vật chất tùy thuộc vào việc bạn mua hay đang thuê địa điểm kinh doanh. Nếu mua, thì đó là một quán cà phê sẵn có hay phải xây dựng mới. Đối với quán cafe hiện có, bạn sẽ cần phải chi bao nhiêu tiền tu sửa. Nếu thuê địa điểm kinh doanh, cần phải đảm bảo rằng hợp đồng thuê đủ dài để chắc rằng bạn có đủ thời gian xây dựng quán và thu lợi nhuận. Đổi lại, một số chủ nhà hoặc chủ tòa nhà sẽ trả tiền một phần cho chi phí sửa chữa đổi mới nếu bạn ký hợp đồng thuê dài hạn.
Chi phí cơ sở vật chất
2. Chi phí dành cho trang thiết bị
Nếu bạn tái sử dụng quán cà phê hiện có, chi phí trang thiết bị của bạn sẽ chủ yếu dành vào việc nâng cấp và bổ sung thêm những thứ bạn cần. Nếu bạn bắt đầu từ đầu, bạn sẽ phải chi tiền cho các loại thiết bị như thiết bị thông gió, quầy pha chế và hệ thống điện nước. Trong quầy pha chế, bạn sẽ cần đến tất cả thiết bị dành cho việc pha chế, dụng cụ pha chế…. Chi phí này tùy thuộc vào quy mô quán cà phê của bạn. Bạn cũng sẽ cần ngân sách cho cốc, chén, ly tách, và những vật dụng dành cho phục vụ, cũng như dự trù vỡ và các thiết bị cần sửa chữa, bảo trì.
Chi phí trang thiết bị
3. Chi phí phát sinh
Nhiều chủ quán cà phê không có kế hoạch đầy đủ cho tất cả các chi phí phụ trội có thể xảy ra. Ví dụ, bạn có thể cần mua phần mềm quản lý quán cà phê hoặc trả cho phí xử lý thẻ tín dụng. Bạn cũng cần dự trù ngân sách cho giấy phép, bảng hiệu, và chi phí quảng cáo. Có rất nhiều chi tiết nhỏ có thể phát sinh, như in thực đơn, mua đồng phục cho nhân viên, chi phí giặt ủi (khăn ăn và khăn bàn), xử lý rác thải…
Chi phí phát sinh trong quán cafe
4. Chi phí thực phẩm
Một khi quán cà phê của bạn đã đi vào hoạt động thì chi phí lớn nhất của bạn sẽ là thực phẩm và đồ uống. Thông thường, chi phí này không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Với những quán cà phê bình thường, tỉ lệ này cần phải thấp hơn nữa.
Chi phí nguyên liệu cafe
5. Chi phí chi trả nhân viên
Bạn sẽ phải dành lợi nhuận từ doanh thu của quán để chi trả cho nhân viên của quán cafe bao gồm: Nhân viên phục vụ, pha chế, thu ngân, kế toán, quản lý quán cà phê, bảo vệ …
Chi phí nhân viên quán cafe
Chúng ta vẫn hay có thói quen tính toán chi phí và cho rằng chúng đã đủ để setup một quán cafe ngon lành, nhưng khi bắt tay vào thực hiện bạn mới nhận thấy có rất nhiều khoản trên trời rơi xuống nữa, mà nếu không chuẩn bị sẵn số vốn dự phòng thì rất khó xoay sở. Vối Coffee đơn giản chỉ ra những chi phí cơ bản để cần phải trả cho việc mở quán và vận hành quán cafe
* Những điểm cần lưu ý khi mở quán cà phê
- Mức giá và chủng loại đồ uống của quán cà phê phụ thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Khách hàng trẻ tuổi và trung niên sẽ có những mối quan tâm và sở thích không gian khác nhau. Cần xem xét cẩn thận địa điểm mở quán, nghiên cứu kỹ các khu vực xung quanh để xác định đối tượng khách hàng chính và mật độ dân cư.
- Khi mở quán cà phê, điều quan trọng hơn cả là phải có đam mê và kiến thức về cà phê. Hãy hiểu về tất cả những gì bạn đang bán từ cà phê, trà hay đồ uống mà quán bạn có, từ các đặc tính, giống cà phê, kiểu cốc và cách pha thường dùng… Và tất nhiên, hãy chia sẻ những kiến thức và đam mê của bạn với các nhân viên trong cửa hàng. Oribeans Coffee sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ bạn kiến thức thực tế và trải nghiệm về cà phê nguyên chất.
- Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng cần được lưu ý đặc biệt khi mở quán cà phê, hãy giới thiệu với họ qua tất cả các kênh truyền thông như Facebook, tờ rơi, zalo, …
- Các chương trình khuyến mãi cũng là cách hiệu quả thu hút và làm tăng độ trung thành của khách hàng chính ví dụ như voucher, giảm giá cho khách số lượng lớn… Tuy nhiên bạn luôn nhớ cần phải cân bằng với giá vốn và doanh thu. Hạn chế triển khai quá nhiều CTKM cùng lúc khiến khách hàng nhiễu loạn.
Như vậy, Vối Coffee đã chia sẽ cho bạn nắm được những chi phí cần thiết để mở quán cafe. Bạn cần đối tác setup cho mình một quán cafe trọn gói. Liên hệ ngay Vối Coffee để được tư vấn mở quán cafe trọn gói.
Bình luận